Phản ứng Bạo_động_tại_Ürümqi,_tháng_7_năm_2009

Trong nước

Ngày 25 tháng 8 năm 2009, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lần đầu tiên đến viếng thăm Tân Cương sau vụ bạo động chủng tộc đẫm máu vào tháng 7/2009, ra lệnh cho các giới chức chính quyền địa phương và lực lượng an ninh phải chú trọng vào việc duy trì an ninh trật tự và ổn định xã hội trong vùng và cảnh cáo rằng thành phần đòi ly khai "thế nào cũng thất bại." Ðài truyền hình trung ương nhà nước Trung Quốc chiếu hình ảnh Hồ Cẩm Ðào gặp gỡ đại diện các sắc tộc và dân chúng địa phương, viếng thăm nhà máy và nói chuyện với binh sĩ. Hồ Cẩm Ðào ra lệnh cho giới hữu trách phải "coi việc giữ gìn ổn định xã hội là ưu tiên hàng đầu và duy trì sức mạnh để bảo đảm thắng lợi trong cuộc đấu tranh duy trì ổn định ở Tân Cương," Hồ Cẩm Ðào nói với các binh sĩ và công an từng tham gia trấn áp bạo loạn

Cộng đồng quốc tế

  •  Afghanistan: Chính phủ Afghanistan "ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc", theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao. Afghanistan đang theo sát tình hình và tin rằng Trung Quốc có thể "giải quyết vấn đề phù hợp với lợi ích quốc gia".
  •  Algeria: Một đoàn xe người Hán đã bị Al-Qaeda tấn công khiến 24 cảnh sát thiệt mạng.
  •  Ấn Độ: Chính phủ Ấn Độ kêu gọi Trung Quốc "tôn trọng quyền lợi của các sắc dân thiểu số ở cả Tây Tạng lẫn Tân Cương", và thúc giục cả hai bên kiềm chế. Nhiều tín đồ Hồi giáo Ấn Độ đã biểu tình rầm rộ ở nhiều nơi trên Ấn Độ với khẩu ngữ "tẩy chay Trung Quốc" và "bảo vệ người anh em Hồi giáo Uyghur".
  •  Argentina: Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner kêu gọi Trung Quốc và người Duy Ngô Nhĩ "dừng sự thù địch với nhau", song cũng kêu gọi Trung Quốc "cải thiện chính sách với sắc dân thiểu số ở Tân Cương".
  •  Belarus: Bộ Ngoại giao lấy làm tiếc cho những thiệt hại về người và của trong vùng, và hi vọng nhà chức trách Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp nhằm bình ổn lại tình hình.
  •  Brasil: Tổng thống Brasil Lula da Silva và chính phủ Brasil khẳng định Trung Quốc "sẽ kiểm soát được tình hình ở Tân Cương", song cũng cảnh báo Trung Quốc "phải chấm dứt những hành động tàn bạo ở Tân Cương". Cộng đồng người Liban theo đạo Hồi ở Brasil đã biểu tình phản đối tại đại sứ quán Trung Quốc ở Rio de Janeiro.
  •  Canada: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada Lawrence Cannon "Yêu cầu đối thoại và sự thiện chí để giải quyết các bất bình, đồng thời đề phòng tình hình có thể xấu đi".
  •  Đức: Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi một giải pháp hòa bình cho vụ bạo động. Bà tôn trọng Chính sách Một Trung Quốc nhưng cũng có nghĩa là tôn trọng quyền của các dân tộc thiểu số. Hai chai xăng đã được ném vào Tòa lãnh sự Trung Quốc ở München bởi những người không rõ danh tính.
  •  Hà Lan: Đại sứ quán Trung Quốc đã bị tấn công bởi những người hoạt động chính trị người Duy Ngô Nhĩ. Họ đập vỡ cửa sổ bằng gạch và đốt cờ Trung Quốc. 39 người vẫn bị giam giữ trong số 142 người bị bắt. Trung Quốc sau đó đã phải đóng cửa đại sứ quán cả ngày.
  •  Hoa Kỳ: Phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs nói rằng Hoa Kỳ lấy làm tiếc về thiệt hại nhân mạng ở Tân Cương, đồng thời quan ngại sâu sắc và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế. Phát ngôn viên Bộ Nhà nước Ian Kelly phát biểu "Điều quan trọng là các nhà chức trách Trung Quốc đã hành động để lập lại trật tự và đề phòng bạo lực tiếp diễn". Mấy ngày sau, đại sứ quán Trung Quốc ờ Los Angeles đã bị tấn công.
  •  Iran: Ngoại trưởng Manuchehr Motaki chia sẻ mối quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), qua đó yêu cầu chính phủ Trung Quốc tôn trọng quyền của người dân Hồi giáo tại Tân Cương.
  •  Kazakhstan: Nhà chức trách Kazakhstan tạm dừng cấp visa cho công dân vào Tân Cương, trong một thỏa thuận với Trung Quốc.
  •  Kyrgyzstan: Chính phủ Kyrgyzstan đã chuẩn bị đương đầu với "dòng người tị nạn" và thắt chặt kiểm soát biên giới.
  •  Liên đoàn Ả Rập: Các nước trong khối Ả Rập đã mạnh tay chỉ trích chính quyền Trung Quốc. Chủ tịch khối Nabil El Arabi đã cực lực lên án Trung Quốc "đàn áp người Hồi giáo" ở Tân Cương, và yêu cầu Trung Quốc "tôn trọng văn hóa Hồi giáo" ở vùng này. Biểu tình chống Trung Quốc đã bùng phát khắp các nước Ả Rập: Liban, Qatar, Kuwait, Sudan, Ai Cập, Algeria, Palestine, Syria, Iraq, UAE, Oman, Maroc, Tunisia, LibyaYemen.
  •  Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland: Thủ tướng Gordon Brown đã thúc giục cả hai bên kiềm chế.
  •  Liên minh châu Âu: Bà Catherine Ashton tỏ ra quan ngại về tình hình bạo lực ở Tân Cương, và nhấn mạnh Trung Quốc "phải đảm bảo cho cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương".
  •  Na Uy: Khoảng 100 người Uyghur đã biểu tình bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Oslo. 11 người đã bị bắt và một trong số đó đang cố trèo lên hàng rào đại sứ quán. Tất cả đã được thả tự do sau đó mà không bị cáo buộc gì cả.
  •  Nga: Ngoại trưởng Sergey Lavrov nói vụ bạo động là việc nội bộ của Trung Quốc, nhưng Tổng thống Dmitry Medvedev đã lớn tiếng chỉ trích chính sách tôn giáo, dân số của Trung Quốc, mặc dù khá tôn trọng quyền lợi của Trung Quốc ở Tân Cương.
  •  Nhật Bản: Phó bộ trưởng Ngoại giao Mitoji Yabunaka trong phản ứng về sự kiện nói rằng "Chính phủ Nhật đang để ý sát sao vụ việc và quan ngại về tình hình bạo lực tại Tân Cương".
  •  Pakistan: Chính phủ Pakistan khẳng định vụ bạo động Tân Cương "sẽ không gây ảnh hưởng tới quan hệ hai nước", và cáo buộc các phần tử ly khai người Duy Ngô Nhĩ "cố tình làm mất ổn định Trung Quốc".
  •  Pháp: Người phát ngôn Bộ ngoại giao Eric Chevallier bày tỏ quan ngại về các sự kiện đang diễn ra, "và châu Âu sẽ có phản ứng lại".
  •  Romania: Chính phủ Romania đã cảnh báo công dân nước mình "tránh đi du lịch Tân Cương", và kêu gọi 2 bên kiềm chế.
  •  Serbia: Bộ Ngoại giao ủng hộ những nỗ lực của Trung Quốc nhằm khôi phục lại trật tự ở Tân Cương và tuyên bố phản đối chủ nghĩa ly khai.
  •  Thổ Nhĩ Kỳ: Bộ trưởng tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Ergün đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc vì vụ bạo động có liên quan tới người gốc Thổ, trong khi Thủ tướng Recep Tayyip Erdoğan đã gọi vụ bạo lực ở Tân Cương là "diệt chủng". Hàng ngàn người dân Thổ Nhĩ Kỳ và người Duy Ngô Nhĩ vốn có thiện cảm với người Thổ đã biểu tình lớn ở trước đại sứ quán Trung Quốc ở Istanbul và vài nơi khác, giương những biểu ngữ mang tên "đà đảo Trung Quốc diệt chủng" và "hãy dừng ngay hành động diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ".
  •  Thụy Điển: Bộ trưởng ngoại giao Thụy Điển Carl Bildt kêu gọi cả hai bên kiềm chế và nhấn mạnh rằng người Hánngười Uyghur "nên dừng sự thù địch với nhau".
  •  Thụy Sĩ: Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ kêu gọi cả hai bên kiềm chế, bày tỏ quan ngại về sự việc và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân. Đồng thời hối thúc Trung Quốc tôn trọng tự do ngôn luận và tự do báo chí.
  •  Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan): Chính phủ không đưa ra bất cứ phản ứng chính thức nào nhưng hi vọng tình hình sẽ được giải quyết theo một "cách thỏa đáng".
  •  Úc: Thủ tướng Kevin Rudd đã nghe "các báo cáo đáng lo ngại" về bạo lực ở Tân Cương và thúc giục các bên kiềm chế để đem lại một "sự hòa giải cho các trở ngại".
  •  Uzbekistan: Tổng thống Islam Karimov khẳng định vụ bạo lực Tân Cương "sẽ không gây ảnh hưởng ngoại giao Uzbekistan-Trung Quốc", song cũng yêu cầu Trung Quốc "tôn trọng người Uzbek đang sống ở Trung Quốc", mặc dù cộng đồng người Uzbek thiểu số ở Trung Quốc không tham gia vụ bạo loạn này.
  •  Việt Nam: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói "Việt Nam đang theo dõi sát sao tình hình và tin rằng chính phủ Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp phù hợp để lập lại trật tự công cộng và sự ổn định".
  •  Ý: Tổng thống Giorgio Napolitano đã đưa ra vấn đề nhân quyền tại cuộc họp báo với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông nói cả hai bên đã đồng ý rằng "Những tiến bộ kinh tế và xã hội đạt được ở Trung Quốc đang đặt ra những yêu cầu mới về giới hạn nhân quyền".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bạo_động_tại_Ürümqi,_tháng_7_năm_2009 http://www.cbc.ca/world/story/2009/07/07/china-xin... http://news.sina.com.cn/c/ng%C3%A0y http://english.cctv.com/program/chinatoday/2009090... http://edition.cnn.com/2009/WORLD/asiapcf/09/05/ch... http://www.economist.com/world/asia/displaystory.c... http://www.forbes.com/2009/07/05/china-riots-xinji... http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM... http://www.latimes.com/news/nationworld/nation/la-... http://www.nytimes.com/2009/07/06/world/asia/06chi... http://www.reuters.com/article/worldNews/idUSTRE56...